Những pha marketing lật kèo của các thương hiệu nổi tiếng

Chiến lược marketing là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Một chiến lược marketing tốt không chỉ đưa sản phẩm của bạn đến gần hơn với công chúng, định vị thương hiệu mà nó còn có thể lật ngược ván cờ, biến thua thành thắng. Sau đây là những pha lật kèo từ 5 thương hiệu nổi tiếng đã từng làm.

1. Biti’s vực dậy sau những năm tháng “ngắc ngoải”

Từ năm 1990, Biti’s được coi là biểu tượng thời trang của thế hệ 7x, 8x với hình ảnh khắc sâu trong tâm trí khách hàng bấy giờ là một sản phẩm siêu bền. Tuy nhiên cho đến năm 2000 thị trường xuất hiện các nhãn hiệu giày đình đám thế giới như Nike, Adidas và chiếm lĩnh hầu hết thị phần mà Biti’s đã nắm giữ trước đó. 

Với những hạn chế về mẫu mã ít, kèm với tâm lý sính ngoại của người Việt của giới trẻ đã làm cho Biti’s hoàn toàn đứng ngoài cuộc chơi với các nhãn hiệu quốc tế. Thị phần không còn, kinh doanh khó khăn làm cho Biti’s bước vào giai đoạn suy thoái trầm trọng. 

Năm 2015, dưới bàn tay nhào nặn của đội ngũ Agency, chiến lược truyền thông của Biti’s nhắm vào việc quảng bá, gây chú ý đến thương hiệu, sản phẩm mới. Để thực hiện mục tiêu này Biti’s đã lựa chọn Viral Video, là MV “Lạc Trôi” của Sơn Tùng MTP và MV “Đi để trở về” của Soobin Hoàng Sơn. 

8 đôi Biti's Hunter cực đẹp giá chỉ 680k cho cả nam và nữ

Cùng với các hoạt động give-away, và khai thác sức hút từ Instagram. Tận dụng sức mạnh từ các KOL để tạo trào lưu trong giới trẻ. Đây là cú lội ngược dòng ngoạn mục đến từ vị trí Biti’s, một thương hiệu thuần Việt hiếm hoi chú trọng đến truyền thông và đầu tư cực kỳ "có tâm" vào chiến dịch quảng bá.


2. IKEA cùng những món nội thất khổng lồ

IKEA “Biểu tượng của Thụy Điển” đã từng vội vã mở rộng hoạt động, lần đầu tiên bước chân vào thị trường Mỹ năm 1985, doanh số của IKEA khá ảm đạm. Đó là lúc IKEA nhận ra công tác nghiên cứu thị trường chính là “chìa khóa” của chiến dịch mở rộng, càng hiểu sâu về văn hóa của nước sở tại thì khả năng thích nghi sẽ càng tốt hơn. 

Đội marketing của thương hiệu đến từ Thụy Điển nhận ra nội thất IKEA đang khá nhỏ bé so với kích cỡ nhà ở của người Mỹ. Vậy nên, công ty quyết định cải thiện kích cỡ của nội thất, sao cho phù hợp hơn với những căn nhà cỡ bự tại Mỹ. Đây là một nước đi quan trọng, giúp họ chiếm lĩnh thị trường Mỹ như ngày hôm nay.

Ikea to open retail centre in Hà Nội - Economy - Vietnam News ...


3. Chiến lược quảng cáo “0 đồng” đến từ Daniel Wellington

Với 1,2 tỷ sản phẩm được bán mỗi năm, thị trường đồng hồ là một cuộc chiến "đẫm máu" giữa các thương hiệu lớn và những "xưởng sao chép" đầy tinh ranh. Ước tính chi phí quảng cáo trong ngành vượt hơn 1 tỷ USD mỗi năm. Để sống sót trong cuộc chiến này, Filip Tysander đã tìm ra được vũ khí "0 đồng" của riêng mình: Instagram. Kết hợp với trang bán hàng tinh tế để vươn tới và "chốt hạ" khách hàng.

How Daniel Wellington Built A $228 Million Global Fashion Empire ...

Thay vì bỏ ra một số tiền khổng lồ để "thuê" người nổi tiếng với hàng triệu fan, Daniel Wellington đã nhờ sự trợ giúp của hàng nghìn "người gây ảnh hưởng" nhỏ lẻ để đạt kết quả tương tự. Với giá thành quảng cáo gần như bằng không, nhóm Influencer đã "góp gió thành bão" và nhanh chóng đem thương hiệu Daniel Wellington đến hàng triệu khách hàng. Nhưng quan trọng hơn hết là hình ảnh những chiếc đồng hồ kia xuất hiện cực kỳ chân thật và không hề giống quảng cáo.

Cùng với đó là nghệ thuật “chốt” deal từ xa với cách design, bố trí bố cục ảnh khéo léo kết hợp với chữ hấp dẫn nhất của ngành bán lẻ - “free” để khuyến khích họ “xuống tiền” càng nhanh càng tốt. Đây là cách mà 1 triệu sản phẩm được bán chỉ sau 3 năm và doanh thu vượt ngưỡng 220 triệu USD chỉ sau 4 năm thành lập.

 

4. Nước chấm Masan thành công từ nỗi sợ:

Mỗi năm Việt Nam tiêu thụ hơn 200 triệu lít nước mắm, sức hấp dẫn của thị trường nước mắm đã kéo nhiều ông lớn vào cuộc đua này. Để giành được thị phần được trước gã khổng lồ Unilever và nhiều đối thủ khác, Masan đã đưa ra một chiến lược hết sức táo bạo.

Năm 2007, khi người tiêu dùng trong nước lo sợ trước nguy cơ nước tương bị nhiễm 3 MCPD, Masan đã rất nhanh tay khi tung ra nước tương Tam Thái Tử với thông điệp “nước tương không chứa 3MCPD”. Đánh trúng tâm lý sợ hãi cùng với hệ thống phân phối rộng, Tam Thái Tử và thương hiệu nước mắm Nam Ngư nhanh chóng vươn lên dẫn đầu thị trường nước chấm.

Nước mắm Nam Ngư làm từ gì mà thơm ngon hảo hạng - Đánh Giá NM

Thị trường nước mắm từng bị phân mảnh dần quy về một mối khi năm 2012, theo báo cáo của Euromonitor, Masan nắm giữ tới 80% thị phần nước mắm. 10 năm sau thành công vang dội, nước mắm của Masan vẫn đang yên vị ngôi đầu, với danh mục sản phẩm nước mắm, nước chấm đã đa dạng hóa hơn trước rất nhiều.


5. “Người hùng” X-Men vượt mặt ông lớn:

Chi phí quảng cáo của X-Men chỉ bằng 1/2 so với Romano và bằng 1/6 so với P&G nhưng X-Men chăm chút đến chất lượng thông điệp trong mỗi quảng cáo của mình để lấy yếu thắng mạnh và đứng vững trên vai người khổng lồ.

Marketing tập trung vào chất lượng thông điệp, hiểu rõ khách hàng của mình là ai, họ cần gì. Mặc dù đối tượng khách hàng chính của X-Man là nam giới, nhưng nhãn hàng này vẫn “hào phóng” nghiên cứu thêm về nữ giới.  Nhờ hiểu được đối tượng khách hàng nên X-Men đã xây dựng nên hình ảnh "người đàn ông đích thực là như thế nào". Người đàn ông đích thực ở Việt Nam là người biết chăm lo cho gia đình, thông minh và là trụ cột của gia đình. Chính vì việc thống nhất về đối tượng đã giúp X-Men có chiến lược marketing thống nhất và ấn tượng. 

image

Cùng đó là chiến lược bay dưới lòng radar, lấy tốc độ để thắng quy mô, lấy sáng tạo để thắng kinh nghiệm. X-Man phối hợp nhuần nhuyễn việc xây dựng một hệ thống bao gồm quy trình, văn hóa công ty, cơ sở vật chất, chiến lược phù hợp để phát triển mạnh mẽ, thu hút người tài. Không những thế, khi các công ty lớn thường có báo cáo thị phần định kỳ. X-Men đã chủ động "né" để các công ty không thấy được thị phần và không chú ý đến X-Men.

     Tổng hợp


Nhận xét