Top 9 lưu ý doanh nghiệp không nên bỏ qua khi giải thể công ty

Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp xem xét đến việc giải thể công ty vì gặp vấn đề trục trặc về kinh doanh. Bạn đừng quá lo lắng vì bạn không phải là chủ sở hữu đầu tiên giải thể công ty của mình. Để đưa ra quyết định đó chẳng phải là một điều dễ dàng, nhưng bạn cũng phải giải quyết các vấn đề sót lại một cách thuận lợi. Dưới đây là 10 lưu ý giúp bạn có một kế hoạch giải thể công ty tốt hơn.

Thông báo về sự giải thể của công ty


Khi đối mặt với nghịch cảnh, đừng chạy trốn mà hãy thông báo cho khách hàng của bạn về sự việc này, cung cấp cho họ ngày cuối cùng họ có thể mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ công ty bạn. Nếu bạn là người kinh doanh có tâm, bạn có thể giới thiệu cho khách hàng của mình những dịch vụ, hàng hóa tốt tương tự như công ty bạn.

Trả tất cả các khoản thuế chưa nộp và khoản nợ còn thiếu

Doanh nghiệp chỉ khi trả nợ xong tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản thì mới được hoàn tất điều kiện giải thể công ty. Nếu có xảy ra tranh chấp trong quá trình giải quyết thì sẽ gây rất nhiều phiền toái về việc ra tòa và thỏa thuận. Hiện nay, cũng có các dịch vụ giải thể công ty ở thành phố HCM, để rút gọn thời gian và dễ dàng hoàn thành thủ tục và cũng có thể nghĩ đến dịch vụ này.

Lỗi phong thủy khiến bạn lâm vào cảnh nợ nần chồng chất

Trả tiền lương đầy đủ cho tháng lương cuối cùng cho nhân viên

Kể khi gặp bất trắc, thì cũng hãy là một ông chủ tốt. Thông báo cho tất cả nhân viên về việc đóng cửa kinh doanh ngay lập tức. Họ sẽ nhận được thông tin chính thức từ bạn chứ không phải là những tin đồn họ sẽ bị sa thải. Sau khi kết thúc thông báo, hãy thống kê giờ công và chi trả đầy đủ tiền lương cho họ vào ngày hoạt động cuối cùng của công ty.

Giải quyết tài sản doanh nghiệp với các cổ đông liên quan  

Việc chia tài sản sau khi doanh nghiệp giải thể sẽ dựa theo hợp đồng pháp lý mà doanh nghiệp đó đăng kí. Có thể chia giá trị theo số cổ phần của mỗi cổ đông nắm, chia đều cho các thành viên sở hữu hoặc chia theo phần trăm mà các thành viên góp vốn. Việc này sẽ giúp các thành viên hoặc cổ đông tránh xảy ra tranh chấp khi giải thể công ty.

Cổ đông là gì? Phân loại cổ đông trong công ty cổ phần

Kết thúc hợp đồng với ngân hàng liên kết

Các ngân hàng luôn sẵn sàng và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp về vốn, lãi suất, thủ tục cũng như đã cung cấp các dịch vụ tài chính an toàn, hiện đại và thuận lợi nhất cho công ty. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt không tốt về công ty bạn, bạn nên thông báo kết thúc hợp đồng liên kết này để ổn thỏa việc giấy tờ.

Xác nhận và đảm bảo công ty có thể trả các khoản nợ chưa thể thanh toán hiện tại

Nếu công ty có một số nợ đáng kể, không thể trả hết khi giải thể. Hãy công bố phá sản với tòa án, họ có thể giúp bạn thanh lý tất cả tài sản hiện tại để giải quyết một phần số nợ, và phần còn lại bạn phải có một cam kết thật cứng rắn với chủ nợ của bạn. Một lời khuyên cho bạn là bạn nên tìm một luật sư giỏi vì họ biết rõ thủ tục giải thể công ty cần những gì để giúp bạn thu thập chứng từ và giấy tờ để được khoan đãi từ tòa án.

Quy định về hệ thống tòa án Việt Nam ? Làm loạn tòa án phạm tội gì ?

Giải thể hợp pháp thủ tục kinh doanh với nhà nước

Sau khi chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh trên các chi nhánh, địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp phải khai báo ngay với nhà nước về việc giải thể. Để các cơ quan có thể thu hồi con dấu (nếu có) và việc tạm ngưng đánh thuế lên doanh nghiệp của bạn. Đồng thời nhà nước cũng sẽ xác minh về việc giải thể của công ty bạn.

Thanh lý những tài sản không có mục đích sử dụng trong tương lai

Liệt kê tất cả các tài sản như bàn ghế, thùng, hộp, vật dụng văn phòng,… những thứ bạn sẽ không dùng trong tương tai và còn giá trị sử dụng. Sau đó chụp hình đăng bán hoặc có thể thanh lý cho người quen trong cùng ngành nghề với mình. Việc này sẽ giúp bạn thu thập được một ít chi phí trang trải cho việc trả nợ hoặc thu hồi lại một số vốn ban đầu đã bỏ ra đầu tư.

Vượt qua

Dù cho bất kì lý do gì, bạn không nên nghĩ việc giải thể công ty sẽ dẫn bạn đến thất bại. Từ lúc bắt đầu, bạn đã đầy đam mê và nhiệt huyết để chiến đấu, dù có tuyệt vọng thì hãy cố gắng vượt qua và lên cho mình những kế hoạch khác cho bản thân. Và trong kế hoạch này sẽ không còn những nổi sợ hãi và thất bại nữa.

Nếu như bạn có ý định giải thể thật sự, bạn đang gặp rắc rối về các vấn đề thủ tục hay các khoản nợ. Bạn có thể tìm đến các nơi cung cấp dịch vụ giải thể công ty giá rẻ hoặc luật sư tư vấn riêng để họ có thể giúp bạn giải quyết nhanh chóng và hiệu quả hơn các thủ tục cần làm cho của công ty bạn. Hy vọng với bài viết trên đây sẽ giúp bạn có quyết định rõ ràng về việc giải thể công ty.

Xem thêm: Top 8 bí quyết giúp dân startup thành công

Nhận xét